Sản phẩm | SL | Đơn giá |
Nhờ Covid-19, sự chuyển đổi của thị trường bán lẻ vừa sâu vừa rộng, khi các shop bán hàng nhỏ cũng phải làm website/gian hàng online trên các nền tảng bán hàng, các nhà bán lẻ lớn thì lo xây dựng Omni-Channel, các app lớn biến thành "siêu app"…; đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành thiết yếu nhu FMCG, F&B, thực phẩm và dược phẩm.
Sau dịch, mọi thứ sẽ không bao giờ quay lại điểm ‘bình thường’ như trước đó nữa. Dù báo cáo khảo sát cho thấy 43% người dùng vẫn thích mua offline hơn là mua online. Nhưng sau khi bị ‘ép buộc’ phải mua qua online trong dịch, người dùng sẽ kỳ vọng vào online như một kênh mua hàng thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
Ví dụ: trước kia nếu không có thời gian ra cửa hàng mua hàng và không biết mua hàng online như thế nào, người mua có thể đợi tới khi rảnh để đi ra store; còn hiện tại sau khi sống chung với dịch, người tiêu dùng đã biết tới mua hàng online, họ đơn giản là tìm kiếm xem nhà bán hàng đó có website, có Fanpage để có thể đặt luôn online và giao tận nhà.
Hiện tại, TMĐT qua mạng xã hội đang tăng trưởng vượt bậc nhờ nhu cầu người dùng tăng cao ở Facebook, Instagram và Zalo. Người tiêu dùng có vẻ tin tưởng vào việc mua hàng qua mạng xã hội hơn là mua hàng online như thông thường.
"Social hiện tại không chỉ đơn thuần là 1 kênh quảng bá và làm thương hiệu, nó còn là 1 kênh bán hàng chủ lực. Và như đã nói ở trên, trong bối cảnh niềm tin giữa người mua - người bán chưa được xác lập thì với khả năng tư vấn vượt trội của nó, Social Commerce nổi lên như một giải pháp vượt trội về trải nghiệm khách hàng.
Những ngành kinh doanh đòi hỏi tư vấn khi mua hàng cao sẽ thấy được vai trò chủ lực của Social Commerce như hàng xa xỉ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, bất động sản, điện máy, nội thất, các sản phẩm thiết kế riêng...", anh Lê Thiết Bảo bình luận.
Muốn phát huy kênh bán hàng này, M-Commerce cần phải có một hệ thống Contact Center để thống nhất tương tác từ các kênh: Kênh thoại, Live chat, Facebook, Zalo, Email,... về một nền tảng duy nhất để dễ phân line cho đại lý cũng như quản lý hiệu quả năng suất của một Omni Agent có thể làm việc trên nhiều kênh. Một hệ thống như thế hiện tại không đắt và có thể mua theo account trả tiền theo tháng hoặc năm.
Nói đến một hệ thống Contact Center phục vụ nhu cầu cho các nhà bán hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử thì không thể không kể đến phần mềm Contact Center MiCXM. Giải pháp Contact Center MiCXM là phần mềm có đầy đủ các tính năng giúp các retailer có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng, quản lý đơn hàng và đảm bảo chất lượng chăm sóc khách hàng luôn luôn tốt nhất.
Giải pháp tổng đài Contact Center MiCXM được xây dựng trên nền tảng công nghệ chuẩn quốc tế, có tính mở rộng, có khả năng tích hợp API với bên thứ ba và tinh chỉnh trong từng yêu cầu nghiệp vụ cụ thể tại Việt Nam. Ngoài các tính năng cơ bản của một hệ thống Contact Center, MiCXM còn bao gồm các tính năng nổi bật, phù hợp trong lĩnh vực thương mại điện tử:
▸ Triển khai nhanh chóng trên nền tảng cloud, không cần đầu tư chi phí hạ tầng
▸ Dữ liệu thông tin khách hàng được mã hóa, bảo mật tuyệt đối
▸ Popup thông tin khách hàng khi có cuộc gọi đến
▸ Quản lý chi tiết vụ việc tiếp nhận xử lý
▸ Quản lý ghi âm tất cả cuộc gọi vào ra
▸ Giám sát realtime cuộc gọi đang nói chuyện, cuộc gọi đang chờ
▸ Thống kê chi tiết lịch sử cuộc gọi trả lời, không trả lời, cuộc nhỡ,….
Hệ thống MiCXM là một công cụ lý tưởng cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp thu nợ chuyên nghiệp, giúp phòng tránh tối đa những khủng hoảng tài chính có thể bùng nổ trong tương lai. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để tìm hiểu thêm một giải pháp contact center toàn diện!
© 2017. MiCXM powered by MITEK J.S.C
Sản phẩm | SL | Đơn giá |