Chức năng cơ bản của hệ thống CRM

Khái niệm về hệ thống CRM được khá nhiều bài viết nhắc đến, tuy nhiên về chức năng cơ bản của hệ thống CRM như thế nào thì có lẽ cũng chưa nhiều người biết chính xác. Bài viết dưới đây xin được cung cấp một số thông tin về hê thống CRM. Hy vọng thông tin của bài viết sẽ có ích cho quý độc giả đang theo dõi.

Thế nào là một hệ thống CRM?

Hệ thống CRM là viết tắt của Customer Relationship Managemet – Quản trị quan hệ khách hàng. Đó là chiến lược của các công ty trong việc phát triển mối quan hệ với khách hàng qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của họ. Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với với khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của mỗi công ty nên đây là vấn đề hết sức được chú trọng. Có nhiều yếu tố công nghệ liên quan tới hệ thống CRM nhưng không nên hiểu CRM là một thuật ngữ công nghệ thuần tuý.

Cách hiểu đúng nhất đối với hệ thống CRM đó là toàn bộ các quy trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về khách hàng, hiệu quả của các công tác tiếp thị, khả nǎng thích nghi của công ty đối với các xu hướng của thị trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao nhất cho Doanh nghiệp

Chức năng của hệ thống CRM là gì?

Dưới đây là những chức năng chính của hệ thống CRM và cũng là những ưu thế của hệ thống CRM so với những hệ thống công nghệ khác. Quản lý điều hành nội bộ

  • Tự động hóa doanh nghiệp
  • Tồ chức quản lý bán hàng
  • Tổ chức dịch vụ sau bán hàng
  • Quản lý hoạt động Marketing
  • Báo cáo thống kê
  • Tiềm năng: Thông tin về các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
  • Tổ chức: Thông tin về các công ty khách hàng của doanh nghiệp cũng như những đối tác
  • Liên hệ: Thông tin về người liên hệ của công ty khách hàng
  • Cơ hội: Những cơ hội bán hàng cần theo dõi
  • Hoạt động: Tất cả các công việc về cuộc hẹn, tiếp xúc khách hàng do người dùng cài đặt nhằm quản lý, theo dõi thời gian và công việc của mình
  • Lịch làm việc: Những công việc mà nhân viên phải làm trong thời gian gần giúp nhân viên dễ dàng quản lý và thực hiện
  • Chiến dịch: Thông tin về các chương trình tiếp thị
  • Hợp đồng: Hợp đồng với khách hàng
  • Tình huống: Thông tin về phản hồi, thắc mắc mắc của khách hàng và giải pháp cho thắc mắc đó
  • Tài liệu: Nơi lưu trữ thông tin dùng chung cho cả doanh nghiệp
  • Email: hộp thư cá nhân cho mỗi người sử dụng
  • Sản phẩm: Những mặt hàng doanh nghiệp cung cấp, đơn giá…
  • Báo giá: Những báo giá gửi cho khách hàng
  • Đơn hàng: Đơn đặt hàng khách hàng
  • RSS: Lấy tin tức tự động giúp doanh nghiệp biết được nhiều tin về thị trường kinh doanh,…
  • Dự án: Giúp quản lý những dự án và các công việc liên quan dự án
  • Bảo mật: Qui định về các thông tin bảo mật, vai trò và quyền hạng người sử dụng

Để việc áp dụng hệ thống CRM có hiệu quả cao nhất những người điều hành doanh nghiệp đặc biệt cần phải hiểu rõ được những chức năng mà hệ thống CRM có thể hỗ trợ cho Doanh nghiệp. Từ đó, người điều hành doanh nghiệp sẽ có chiến lược phân bổ nhân sự cho phù hợp.

Đối tượng cần sử dụng hệ thống CRM là ai?

Nói đến hệ thống CRM hầu hết đều chưa hình dung được ai sẽ là người cần sử dụng hay ai sẽ là người trực tiếp phải làm việc cùng với nó đúng không? Phần bài viết dưới đây sẽ giải thích cho quý độc giả tất tần tật những thắc mắc đó nha:

  • Người quản trị hệ thống, tạo CSDL, cài đặt CRM, thiết lập cấu hình hệ thống, cài đặt tham số hệ thống
  • Người cần thiết lập phân nhóm, người sử dụng
  • Nhà quản lý
  • Người cần thống kê tình hình kinh doanh
  • Người cần thiết lập các chiến dịch quảng cáo
  • Người cần xem báo cáo công việc của nhân viên và theo dõi quá trình tác nghiệp của từng nhân viên.

 

Hệ thống chăm sóc khách hàng toàn diện MiCXM™

======================

  • Tích hợp CRM
  • Tư vấn miễn phí toàn bộ quy trình, triển khai & lắp đặt hệ thống nhanh chóng
  • Hợp nhất các kênh thông tin Điện thoại, Facebook, Live Chat, OTT, Email, SMS
  • Hotline 1900 1238 (Hỗ trợ 24/7)
  • Website: https://micxm.vn/
  • Fanpage: Contact center